Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Thái Dương – Thái âm

Thái Dương - Thái âm

Vòng giữa: Thái âm; Vòng ngoài: Thái dương


THÁI DƯƠNG

Thái Dương là chủ muôn vì sao, có nhiều sự cát, hiệu là Tinh trung, Thiên Tử (vua trong các vì sao), có khí tượng ông vua, rất tôn, rất quý, soi đến muôn phương, sao thiện gặp thì thêm sáng, sao ác gặp thì nép phục, tới Sơn, tới Hướng, tới Phương, rất có thể tu sửa, làm nhà, an táng mồ mả. Tới Hướng là tốt nhất, tới Phương (phương vị tam hợp) là thứ, tới Sơn lại là thứ nữa. Lại nói: "Thái Dương có thể đè nén tất cả mọi Hung sát, có khi lại không vì người tạo phúc". Làm nhà, táng mộ không nên chuyên tham Thái Dương làm chủ vậy. (Xét Thái Dương có thể hàng phục được tất cả hung sát. Phàm Hướng hay Sơn có hung sát, được Thái Dương đến hoặc đối chiếu, thì các Sát đều nép phục mà không làm hung. Nếu Hướng hay Sơn đã được các sao cát đến rồi mà lại lấy Thái Dương cùng đến, thì các sao cát không dám đương với Thái Dương tôn quý, mà lui tránh đi. Cho nên nói rằng "không nên chuyên tham Thái Dương"). Phàm dùng Thái Dương nên ngày, không nên đêm, ngày thì sáng sủa, đêm thì không.

THÁI ÂM

Thái âm là hậu phi trong các sao. Có khí tượng mẫu nghi (khuôn phép bậc mẹ), đức mềm, thể thuận, giúp Thái dương để tuyên truyền đức hóa, kế ngày đến đêm mà sáng sủa. Tới Sơn là tốt, nhưng gặp Niên hình, Nguyệt xung là không dùng được. Tới Hướng là xung Sơn (hung).

Nhìn chung Thái dương đáo Sơn tốt hơn Thái âm đáo Sơn.

Ví dụ: Nhà hướng Tý muốn tu sửa, đợi đến tiết Đại hàn Thái dương đến hướng (tốt).
Nguồn: www.khoi.name.vn

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Cách chế Tam sát

Khi nó đến Sơn hay tạo táng đều kỵ. Nếu Tam sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu tạo vậy. Trong cách chế Tam sát có 3 điều cần biết:

1. Dùng tam hợp cục để chế:
Như Tam sát ở 3 phương Tỵ, Ngọ, Mùi, đây là thuộc phương Nam, hành Hỏa. Ta gọi là Tam sát thuộc Hỏa, thì dùng Tam Hợp Thủy là Thân, Tý, Thìn để chế nó, tức tam hợp ngũ hành ta chọn phải khắc ngũ hành phương tam sát.
Trường hợp tam sát thuộc Thủy, do không có tam hợp hóa Thổ mà khắc Tam sát Thủy. Cho nên khi gặp Tam sát thuộc Thủy ta phải dùng phép nạp âm chế Tam sát. Tuy nhiên cách này rất ít dùng vì dùng nạp âm thì lực yếu, rất khó khắc chế được tam sát, cần được nhiều sao tốt khác trợ giúp.
Ví dụ: như năm Giáp Ngọ, thì Tam sát tại Hợi, Tý, Sửu, là Tam sát Thủy. Ta dùng Ngũ Hổ độn, tính được là Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu => nạp âm của Ất Hợi thuộc Hỏa, của Bính Tý, Đinh Sửu thuộc Thuỷ, ta thấy có hành thủy chiếm đa số thì ta dùng tháng, ngày, giờ nạp âm thuộc Thổ mà chế nó.

2. Năm tháng ngày giờ là Tam Hợp phải đắc lệnh, Tam sát phải hưu tù:
Cách tính Vượng - Tướng - Tử - Tù - Hưu như sau:
Mùa xuân: Mộc vượng, Hoả tướng, Thổ tử, Kim tù, Thủy hưu;
Mùa hạ: Hỏa vượng, Thổ tướng, Kim tử, Thủy tù, Mộc hưu;
Tứ quý: Thổ vượng, Kim tướng, Thủy tử, Mộc tù, Hỏa hưu;
Mùa thu: Kim vượng, Thủy tướng, Mộc tử, Hỏa tù, Thổ hưu;
Mùa đông: Thủy vượng, Mộc tướng, Hỏa tử, Thổ tù, Kim hưu;
Cách nhớ dễ dàng: Trước tiên là thứ tự vượng, tướng, tử, tù, hưu. Kế đến là thứ tự Tương Sanh Mộc=>Hỏa=>Thổ=>Kim=>Thủy. Khởi đầu từ mùa xuân thì ý theo thứ tự ấy. Mùa hạ thì chuyển Mộc xuống cuối, đôn Hỏa lên. Cứ thế mà xoay tính tới.

3. Nên là phương thực lộc của bản mệnh Lộc, Mã, Quý Nhân hoặc là phương Lộc, Mã, Quý Nhân của bản mệnh phi đến, với lại Bát Tiết Tam Kỳ Môn (Ất, Bính, Đinh), Thái Dương, Thái Âm, Thiên Đức, Nguyệt Đức đến phương ấy, càng nhiều càng tốt.

Ví dụ: năm 2015 (Ất Mùi); tam sát tại Thân, Dậu, Tuất thuộc cung Đoài thuộc Kim. Ta dùng tháng, ngày, giờ Dần, Ngọ, Tuất (Hỏa cục) để khắc chế nó.
Cụ thể: ta thấy tam sát thuộc Kim thì bị Hưu, Tù vào mùa đông và mùa xuân. Ta lại thấy Hỏa Vượng vào mùa hạ và Tướng mùa xuân. Như vậy ta phải chọn mùa xuân để tiến hành khắc chế. Mùa xuân thì có 3 tháng là Dần, Mão, Thìn, trong 3 tháng ấy thì chỉ có tháng Dần thuộc tam hợp Hỏa cục (Dần, Ngọ, Tuất) mà thôi. Vậy ta phải chọn tháng Dần, còn ngày, giờ thì chọn Ngọ, Tuất hoặc Tuất, Ngọ cho nó đủ 3 chữ thành tam hợp Hỏa cục.

- Năm Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mão, Mùi là Tam sát khắc Tuế;
- Năm Tỵ, Dậu, Sửu, Thân, Tý, Thìn là Tuế khắc Tam sát;
Tam sát khắc Tuế, thời đợi lệnh Hưu, Tù của nó mà dùng. Tuế khắc Tam sát, thời duy chỉ kỵ 4 tháng vượng Tý, Ngọ, Mão Dậu, các tháng khác đều có thể dùng, chỉ chọn cát thần đến phương, tám chữ thành cách mà thôi.
Chú ý: cũng không nên lạm dụng cách chế Tam sát này nhiều, nó chỉ nên dùng trong trong một số trường hợp đặc biệt thôi.

Nguồn: www.khoi.name.vn

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Thần sát trọng yếu - lý luận căn bản

Thần sát trong phong thủy có nhiều loại, các phương vị vượng, suy phụ thuộc vào hai yếu tố chính là Thái Tuế và Cửu Tinh. Thái tuế dịch chuyển theo hình tròn, trong khi Cửu tinh theo quỹ đạo Lường thiên xích.
Để đón cát tránh hung ta cần nắm rõ quy luật, đặc điểm của hai yếu tố này.

1/ Tuế Phá: là phương đối xung của Thái Tuế. Phương có Tuế Phá chỉ cần không làm xung động nó, không sửa sang gì thì tất yên, không đáng lo. Chính vì thế nên nó không tính là nặng nhất dù không có cách hóa giải.

2/ Thái Tuế: là phương sở trị năm đó, năm Tý tại Tý, năm Sửu tại Sửu... Người xưa nói: "Thái Tuế khả tọa, bất khả hướng". "Không gì cát bằng tọa Thái Tuế; không gì hung bằng phạm Thái Tuế ". Cho nên có khi TỌA mà cát, có khi TỌA mà hung. Hơn nhau hay không là ở chỗ dùng đúng phép. Thái Tuế khi TỌA ở Sơn thì ta nên bổ cứu cho nó, không nên khắc chế, xung, hình nó. Nơi phương Thái Tuế ở mà nhiều sao cát thì cát, nhiều sao hung thì hung. Nếu được thêm Tử Bạch, Thái Dương, Tam Kỳ Môn, Quý Nhân, Lộc, Mã, 2-3 cái cùng đến thì quý hiển không gì bằng mà lại phát rất mau. Cho nên, nếu Thái Tuế tọa Sơn, khi cần làm phải tính toán thật kỹ tìm các đại cát tinh hợp chiếu. Nếu không biết cách chọn đại cát tinh thì xin chớ làm bừa, vì khi "động thổ trên đầu Thái Tuế" không phải là chuyện đùa.

3/ Tam Sát: bản chất của nó là do Thái Tuế hợp cục, tạo ra sự vượng, suy theo các phương tứ chính.
Ví dụ: các năm Dần, Ngọ, Tuất (hỏa Cục) thì Vượng tại Ngọ, đối xung với Ngọ là Tam Sát (tại Tý).
Các năm khác cứ thế mà suy ra.
Khi nó đến Sơn hay tạo, táng đều kỵ. Nếu Tam Sát chỉ đến phương thì có thể chế nó mà tu tạo vậy.
Tam Hợp dụng thần có hai câu có thể gọi là “Thiên Kinh Địa Nghĩa” là “Thái Tuế khả tọa bất khả hướng”; “Tam Sát khả hướng bất khả Tọa”. Trong việc chọn Dụng Thần chọn ngày, giờ, có thể tính toán để tìm ra chân Thái Dương, Thái Âm đến hướng, đến phương để hóa giải.
Lực của Tam hợp rất lớn nên cố gắng tận dụng triệt để nó.
Lưu ý: Nếu phương đó gặp Ngũ Hoàng hội Lực sĩ thì không theo đó mà dùng được.

4/ Ngũ Hoàng: mang hành Thổ, có tên là sao Liêm chinh (trong tử vi là một sao chính diệu, vì vậy còn gọi là sao Chính quan).
Khi Ngũ Hoàng nắm lệnh, tức là nó nhập trung thì nó là Cát Tinh quyền uy tám phương, không sao cát nào vào giửa mà có uy lực tạo phúc như nó cả, vì đó là chính ngôi của nó vậy. Người ta chỉ xem nó là sát khi nó rời khỏi cung vị phi đến các phương. Vì vậy nó còn có tên là sao Ngũ hoàng sát, Chính quan sát, hay Mậu kỷ sát.
Khi sao Ngũ hoàng bay thuận đến 8 hướng xung quanh trung tâm của bản đồ cửu cung thì nó sẽ đóng tại cung đối diện với cung có sao bay vào trung tâm, và hình thành ở đó hai khí xung khắc nhau. Thí dụ: Khi sao Nhất bạch Thuỷ bay thuận từ cung Khảm (Bắc) bay vào Trung tâm thì sao ngũ hoàng Thổ sẽ mang theo Thuỷ khí của Khảm bay vào cung Ly (Nam), đối diện với Khảm. Hoả khí của cung Ly khi đó xung khắc với Thuỷ khí do Ngũ hoàng mang đến tạo thành sát.


 Cách hóa giải Ngũ Hoàng chỉ đơn giản là dùng KIM để tiết khí THỔ.

Cửu tinh tác động theo các Phương là chính, trong khi Thái tuế ngoài sự tác động theo Phương vị nó còn ảnh hưởng mạnh tới Nhân vận.
Tạo, Táng căn bản không ngoài sự tương tác Hợp (lục hợp, tam hợp), Xung, Hình.
- Tạo: do thời gian kéo dài nên cần chú trọng Mệnh Chủ.
Lấy năm sinh của chủ nhà để luận, sinh năm Giáp Tý không dùng ngày Ngọ, giờ Ngọ, cũng kỵ Canh Ngọ, cùng Giáp Ngọ bởi đều là chính xung thường gọi là Thiên Xung Địa Khắc, lực xung rất mạnh. Giáp Tý với Giáp Ngọ là Thiên Can tương đồng, Địa Chi tương xung, gọi là Thiên Tỷ Địa Xung cũng là đại hung.
- Táng: cần chú trọng Mộ Vận (Mộ long biếnvận).

Một cách đơn giản dễ hình dung là đặt vòng Tràng Sinh của Thái Tuế trên đồ hình cửu cung của niên tinh.

Ví dụ: như năm 2014 (Giáp Ngọ), Tứ lục nhập trung, ta có đồ hình sau:


- Phương Bắc là Tam Sát hội cùng Tuế Phá là phương đại hung rất kỵ động thổ, tu tạo.
- Phương Tây Bắc (cung Càn) có Ngũ hoàng phi đến, do Càn thuộc Kim, Ngũ hoàng thuộc Thổ; ta có Thổ sinh Kim nên lực của Ngũ hoàng giảm bớt nên phương này cũng không đáng ngại lắm. Ngũ hoàng chỉ đặc biệt nguy hiểm khi hội cùng Lực sỹ.
- Phương Nam có Đế vượng, vượng tinh Bát bạch (chỉ 2 cái này cũng đủ dùng rồi), nếu tính toán cho một vài sao như Thái dương, Thái âm, Quý nhân, Lộc, Mã rơi vào thì phương này cực tốt, động thổ phát rất nhanh và mạnh.

Cần nắm vững đặc tính Cửu tinh, Thái Tuế và mối quan hệ Hợp, Xung, Hình… tiến hành cân nhắc, gia giảm để đón cát tránh hung.
NB, ngày 18/12/2014
Vũ Hữu Khôi

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Tọa sơn cửu tinh

Hệ thống cửu tinh tọa sơn là: Tham lang - Cự Môn -  Lộc Tồn - Văn Khúc - Liêm Trinh - Vũ Khúc - Phá Quân - Phụ Bật. Thiên văn học gọi là chòm sao bắc đẩu hoặc hiện đại gọi là chòm đại hùng tinh. 9 sao này theo thứ tự đọc nhanh là: THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM,, PHÁ, PHỤ BẬT.
Có 4 sao tốt và 4 sao xấu. Trong 24 sơn theo nguyên tắc: ở phương vị có sao tốt đóng thì đó là phương vị tốt, và ngược lại phương vị có sao xấu đóng là phương vị xấu.
Đây cũng là pháp thức tiểu du niên biến quái dùng để nạp sa cho mộ huyệt.
Dùng các sơn tam cát, lục tú để thu sa và sử dụng 12 cát sơn (Càn, Ly, Khôn, Giáp, Nhâm, Ất, Khảm, Quý, Dần, Tuất, Thân, Thìn) để lựa chọn tranh âm, tranh dương để theo sơn mà định hướng, theo nguyên tắc Sơn dương - hướng dương, Sơn âm - hướng âm.
Thứ tự biến quẻ từ trên xuống dưới:
- Bước 1: biến hào trên;
- Bước 2: biến hào giữa;
- Bước 3: biến hào dưới;
- Bước 4: biến hào giữa;
- Bước 5: biến hào trên;
- Bước 6: biến hào giữa;
- Bước 7: biến hào dưới;
- Bước 8: biến hào giữa;
Ví dụ: quẻ Khôn.
- Biến 1 lần hào thượng được quẻ Cấn;
- Biến hào 2 ra Tốn;
- Lần 3 hào 3 ra Càn;
- Lần 4 lại ra Ly;
- Lần 5 ra Chấn;
- Lần 6 ra Đoài;
- Lần 7 ra Khảm;
- Lần 8 lại về Khôn;

Nạp giáp cho bát quái:
- KHÔN, ẤT (Khôn)
- CẤN, BÍNH (Cấn)
- TỐN, TÂN (Tốn)
- CÀN, GIÁP (Càn)
- NHÂM, DẦN, NGỌ, TUẤT (Ly)
- CANH, HỢI, MÃO, MÙI (Chấn)
- ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU (Đoài)
- QUÝ, THÂN, TÍ, THÌN (Khảm)

- Biến lần 1 ra Tham lang. Nghĩa là Tham lang sẽ đóng ở Sơn vị Cấn và Bính.
- Biến lần 2 ra Cự môn. Vậy Cự Môn sẽ đóng ở Tốn, Tân.
- Biến lần 3 ra Lộc Tồn. Vậy Lộc tồn sẽ đóng ở Càn, Giáp.
- Biến lần 4 ra Văn Khúc. Vậy Văn Khúc sẽ ở Nhâm, Dần, Ngọ, Tuất.
.... Cuối cùng Phụ Bật sẽ đóng ở Khôn và Ất.

Ví dụ: toạ Nam thì lần đầu biến sẽ là Chấn. Vậy Canh, Hợi, Mão, Mùi sẽ có sao Tham lang. Và ĐINH, TỊ, DẬU, SỬU, sẽ là CỰ MÔN.

Sau khi an sao xong chỉ lấy sao ở hướng kiến trúc để đoán.
- Tham lang chủ thông minh sinh con hiếu thuận là sao tốt Thuộc Mộc.
- Cự Môn thuộc thổ Thiên Y... chủ trung hậu trường thọ gần quan quý.


Nguồn: www.khoi.name.vn


Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:


6 Responses to Tọa sơn cửu tinh

  1. nqthang235 says:
    Em đọc bài của bác thấy nạp giáp của bác khác các bài nạp giáp khác trên mạng. Của họ là Càn nạp Giáp, Nhâm; Khôn nạp Ất, Quý;… Bác có thể giải thích cho em đôi chút được không? Cảm ơn bác nhiều.
  2. Thanh Bình says:
    Chào anh khôi,
    Bảng tọa sơn cửu tinh an ra sai rồi
    ví dụ: Quẻ Ly tại sơn thìn(nạp khảm) theo du niên Khảm-Ly diên niên là vũ khúc thì bảng trên là “lộc tồn” không ổn rồi.
    anh xem sửa lại.
    Bibi
    Alina
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Đây là cách biến theo thứ tự THAM, CỰ, LỘC, VĂN, LIÊM, VŨ, PHÁ, PHỤ BẬT. Nó hơi khác so với cách phối cung theo bát trạch một chút. Quẻ Ly sau khi biến hào thượng, trung, hạ được quẻ Khảm. Theo thứ tự trên sẽ là LỘC TỒN.
  3. Anthony says:
    Chào c.khôi,
    Ví dụ nhà tọa quý hướng đinh (192độ) theo bảng trên tọa quý “Phụ bật” và hướng Đinh “Liêm trinh”. ở hướng Liêm Trinh xấu vậy hóa giải như thế nào? mặc dù theo phần mềm phi tinh tinh của chú ở hướng Đinh “838” nếu dùng hỏa để hóa thì không ổn vì Liêm trinh cũng là hỏa.
    vậy thoe chú ở hướng “Liêm Trinh” cần hóa giải ntn?
    Cam ơn
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Câu hỏi của bác với tôi là một vấn đề khó, nên tôi không biết trả lời ra sao.
      Thường thì nếu theo huyền không thì thôi bát trạch hoặc ngược lại. Còn để kết hợp hai trường phái lý khí này với nhau thì cũng tùy sở học của mỗi người, trong từng trường hợp dùng cái này thì bỏ cái kia.




Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Luận cải táng

Luận cải táng
Phương pháp tính toán thời gian, phương vị cải táng mộ

Hiện nay việc cải táng mộ có nhiều quan điểm khác nhau không thống nhất. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi sẽ trình bày với các bạn những nguyên tắc cơ bản để tính toán thời gian, phương vị việc cải táng mộ, áp dụng cho các nghĩa trang thông thường.

1/ Công tác chuẩn bị:
Việc cải táng nên có kế hoạch trước ít nhất vài ba năm. Trước khi chúng ta muốn cải táng hoặc quy tập mộ là phải xem mộ đó như thế nào? đã đủ thời gian cải táng chưa? Mộ đó có kết hay phạm trùng không?

2/ Chọn hướng và thời gian cải táng:
2.1 - Lập hướng tất phải theo địa hình. Lập tràng sinh thủy pháp (nếu có thể). Nếu xác định được Long thì phải theo Long, nếu không thì theo Thủy, nếu không có Long và Thủy thì chỉ cần tránh xung, sát. Xem xét các hướng có thể lập.
2.2 - Xét tuổi vong mệnh, nhị thập huỳnh long để sơ bộ chọn năm cải táng.
- Trên cơ sở hướng lăng mộ (nếu có), năm dự định cải táng, tuổi vong mệnh, sơ bộ tính toán các hướng có thể lập.
Căn cứ chủ yếu:
+ Tuế phá;
+ Ngũ hành phương vị với vong mệnh;
+ Mộ vận;
2.3 - Lần lượt tính toán thời gian hạ táng với từng hướng đã chọn sơ bộ ở trên, so sánh các phương án tính toán để lựa chọn hướng. Xem xét các yếu tố sau:
+ Mộ vận nạp âm khắc thái tuế nạp âm là đặc biệt cát. Kỵ năm, tháng, ngày, giờ nạp âm khắc mộ vận nạp âm.
+ Kỵ: năm, tháng, ngày, giờ xung, hình với mệnh chủ; nên: hợp, hóa.
+ Xem xét thần sát với tọa hướng như: thái tuế, niên khắc sơn gia, tam sát,  ngũ hoàng, mậu kỷ đô thiên, âm phủ…
+ Phi thái tuế, phi mệnh, quý nhân, lộc, mã, bát tiết, tam kỳ (nếu có thể).
+ Kiểm tra: trùng tang, bát sát.
+ Dùng bát tự của năm, tháng, ngày, giờ: lấy địa chi bổ long (phù sơn), thiên can bổ chủ mệnh. Thiên can hợp chủ mệnh, mà tam hợp địa chi phù sơn, lại có Lộc, Mã, Quý nhân tới tọa sơn là rất tốt. Chú trọng tháng tam hợp là sinh, vượng.
2.4 - Đối với tuổi trưởng nam thì tránh: hình;

Ví dụ:
- Vong mệnh sinh năm: 1930 (Canh Ngọ) - Lộ Bàn Thổ.
- Hướng lăng mộ 190 độ (Đinh).
- Con trưởng: 1958 (Mậu Tuất) - Bình Địa Mộc.

Chọn hướng:
Căn cứ: xét địa hình, năm cải táng 2013 - Quý Tỵ (đã sơ bộ chọn từ vài năm trước) và tuổi vong mệnh thì:
Ta chỉ nên chọn hướng mộ sai lệch so với hướng lăng không quá 45 độ. Qua tính toán, cân nhắc ta chọn hướng mộ là hướng Đinh tọa Quý.
Cụ thể chọn hướng có phân kim Quý Mùi 198 - 199 độ.


Thời gian hạ táng:
+ Nên: năm, tháng, ngày, giờ nạp âm thuộc Thủy, Mùi (lục hợp), Thân (lộc), Dần, Tuất (tam hợp), Ất (hóa).
+ Tránh: năm, tháng, ngày, giờ nạp âm thuộc Mộc, Ngọ, Tý, Sửu, Giáp (hình, xung, hại); Hợi (trùng tang).
+ Kỵ bát sát: Mậu Thìn, Mậu Tuất.
Xem xét trong các tháng 9, 10, 11, 12 thì tháng 9 (Nhâm Tuất) là tốt nhất.
Ta có thể chọn ngày: 29/9 (Nhâm Thân).
Giờ thì tùy theo phong tục địa phương mà chọn, nếu làm ban đêm thì có thể chọn giờ dần.



Nguồn: www.khoi.name.vn

Các phản hồi của bạn đọc được copy từ trang web cũ:

15 Responses to Luận cải táng

  1. Phạm Hải says:
    Mong anh tư vấn giúp em, họ nhà em định cải táng cho ông nội em tuổi Mậu Ngọ (1918) vào ngày 20/12/2014 tức ngày 29/10 âm lịch thì có bị phạm trùng tang liên táng ở tháng không anh?
    Em có gửi 1 email chi tiết vào gmail của anh.
    Xin cảm ơn anh!
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Cải táng không xem nặng yếu tố trùng tang. Người mới chết chỉ khi trùng cả năm, tháng, ngày, giờ mới gọi là trung tang liên táng. Trường hợp ông nội bạn không phạm.
      • Phạm Hải says:
        Em cảm ơn anh đã trả lời em! Như vậy em bớt được 1 mối lo. Tuy nhiên, hôm 20/12 dương lịch (29/10 âm lịch, ngày Ất Sửu), lúc 0h35, giờ Tý, thợ phạt nấm thì bị sập ván thiên ở phần chân ông em và sau đó họ tiến hành mở ván, quy tụ xương cốt vào giờ Tý. Sau đó hạ tiểu sang mộ mới vào giờ Sửu (lúc 2h30). Hướng mộ thì theo họ hàng bên bà thím đặt cho và đánh dấu sẵn, lúc em đo khoảng 101 độ. Trong họ có 1 người chú rể, chồng của 1 bà cô họ xa cũng biết xem cải táng, ông ấy bảo ngày giờ phạm mấy chỗ, hướng theo cũng xấu, năm nay cung Đông từ 83-112 độ đều xấu, và bảo sao không đặt hướng 128-157 độ vì lăng mộ hướng 120 độ.
        Em có kiểm tra lại ngày giờ theo bài viết của anh thì đúng là phạm mấy chỗ: Năm Ngọ phạm hình, tháng Tý phạm xung, ngày Sửu phạm sát, giờ mở ván thiên Tý phạm xung, giờ hạ tiểu Sửu phạm sát. Em thấy đáng lo quá. Vậy anh có thể tư vấn giúp em, phạm ngày giờ và hướng như trên có xấu lắm không, có cách nào hóa giải và có thể xoay sang hướng từ 128-157 độ được không anh.
        Em xin chân thành cảm ơn anh!
        • Khôi says:
          Ông thầy đó nói đúng đấy. Các nhận xét của bạn cũng rất đúng. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là với hướng mộ 101 độ và cải táng năm nay là bị năm thuộc Kim khắc mộ vận thuộc Mộc là đại kỵ.
          Rất tiếc là mộ đã cải táng thì không thay đổi được nữa.
          • Phạm Hải says:
            Vâng, anh đã phát hiện thêm 1 yếu tố xấu nữa, quả là vận nhà em đang suy có khác. Đành chịu vậy.
            Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn anh!
  2. Trần Xuân says:
    Em chào anh
    Xin anh cho em hỏi chút,năm nay cung Đông từ 83-112 độ đều xấu,nghĩa là vào sơn Mão và sơn Ất,táng mộ vào đó đã xấu lại còn bị khắc mộ vận (kim khắc mộc),nhưng nếu năm nay mình táng mộ vào sơn Giáp (mộc) thì có bị coi là khắc mộ vận không anh,và hướng Đông Nam (mộc) năm nay có độ số từ 128-157 là tốt,nếu mình táng mộ thì có bị coi là khắc mộ vận không (kim khắc mộc),em xin vô cùng cám ơn anh
    • Vũ Hữu Khôi says:
      Quan điểm của mình là sơn Ất, Mão năm 2014 trước Đông Chí không phải là xấu. Trường hợp ông nội bạn Phạm Hải xấu là do tuổi vong mệnh không hợp với Sơn đó. Lưu ý sau Đông Chí tính khác. Còn một vài vấn đề nữa ngoài khuôn khổ bài viết này. Nếu bạn không hiểu rõ thì không nên tự làm.
  3. nguyễn hữu toàn says:
    ba em sinh năm quý tỵ mất năm 2003. giờ em muốn cải táng mà không biết năm nào mới làm được.mong anh coi giúp e.có thể cho số điện thoại để e gặp trược tiếp được không?
  4. Nguyễn Phi Long says:
    Chao anh, gia dinh em dinh cai tang cho bo em trong thang 2 (am lich) nam nay. Em muon hoi anh tu van mot so thu. Em co the xin do dien thoai anh duoc khong a?
  5. vu luc tu says:
    Tôi muôn nhờ Anh về việc cải táng cho bố tôi.ông tuổi đinh sửu,mất năm 2011.tôi là con trưởng,tuổi kỷ hợi.Vậy anh xem giúp tôi:ngày,giờ,năm và hướng mộ để cải táng.
    Xin trân thành cảm ơn anh!
    Nếu có thể anh cho xin số ĐTcủa anh để tiện bề liên hệ.
    Số DT của tôi :0983782196.
  6. Trần Thanh Hải says:
    Chào anh, gia đình em dự định cải táng cho bố em ( ông sinh năm 1929, mất năm 2009), gia đình dự định xây nghĩa trang trên mảnh đất tọa sửu, hướng mùi hoặc có thể xoay thành tọa quý, hướng đinh để đưa mộ của bố em về. Qua đọc các bài viết của anh, em biết được anh cũng rất hiểu biết trong lĩnh vực này. Gia đình cũng băn khoăn không biết xây nghĩa trang và cải táng cho bố em trong năm nay có được không vì có người nói cải táng vào những năm , tháng, ngày , giờ mà rơi vào nhập mộ ( thìn, tuất, sửu , mùi ) thì mới tốt, còn vào những năm tháng ngày giờ khác thì phạm trùng tang hoặc thiên di đều xấu. Em muốn nhờ anh tư vấn cho em một số vấn đề :
    – Thứ nhất : Hướng xây nghĩa trang và đặt mộ như trên có được không và hướng nào tốt nhất?
    – Thứ hai : Thời gian xây nghĩa trang và thời gian cải táng cho bố em lúc nào là tốt nhất, năm nay có làm được không?
    – Thứ ba là: Quan điểm về thời gian cải táng rơi vào tứ nhập mộ như trên có đúng không?
    Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh, nếu có thể anh cho em xin số điện thoại để tiện liên hệ . Xin trân trọng cảm ơn anh.
    • Khôi says:
      Chào anh!
      Mồ mả âm trạch là vấn đề hết sức quan trọng. Việc tính toán trên lý thuyết nhiều khi chỉ mất vài chục phút. Nhưng để giúp đặt mộ cho 1 người thì tôi thường phải hỏi han rất nhiều thông tin. Rồi lại phải trình bày giải thích, hướng dẫn trình tự, cách làm cho gia chủ hiểu, có khi phải mất nhiều ngày trời.
      – Mộ phải ở giai đoạn hết (suy) khí thì cải táng mới tốt (tức là đối nghịch với trạng thái mộ kết). Theo tôi thì anh để sang năm (2016) cải táng thì tốt hơn;
      – Không cần xét yếu tố trùng tang khi cải táng;
      – Phương hướng thì có thể tìm 1 hướng khác hợp lý hơn (đây là nói sơ bộ khi chưa nhìn địa hình thực tế).