Ngũ hành dùng luận sa, thủy
1. Luận sơn, sa:
Bài
ca về sa pháp:
Kiền, Khôn, Cấn, Tốn thị mộc hướng
Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thủy thân đương
Giáp, Canh, Nhâm, Bính chân thị hỏa
Tý, Ngọ, Mão, Dậu hỏa y sương
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi kim vị cục
Ất, Tân, Đinh, Quý thổ trương trường.
Chú
giải:
- Vòng trong là địa bàn chính châm, mầu sắc
theo âm, dương long;
- Vòng ngoài là nhân bàn trung châm, mầu sắc
theo thất chính ngũ hành dùng tiêu sa;
Phép
này lấy tọa sơn làm chủ (Ta)
-
Ngoài nó khắc vào Ta là sát;
- Ta
khắc vào nó, thì phát tài bạch;
- Ta
sinh ra nó là tiết (tiết khí đi);
- Nó
sinh lại Ta là thực thần; thực thần thì phát khoa giáp; sinh nhân đinh;
- Ta thấy Ta (cùng loại) là vượng thân;
Như:
tọa Càn thuộc Mộc, thấy Tốn, Cấn, Khôn sa, tức là tỉ hòa thì tốt. Thấy Sửu,
Mùi, Thìn, Tuất cùng có sơn, sa là khắc vào, là sát ta. Nếu thấy Giáp, Canh,
Nhâm, Bính, Tý, Ngọ, Mão, Dậu có sơn, sa, tức là Tiết. Thấy Ất, Tân, Đinh, Quý có
sơn sa, thì phát tài. Thấy Dần, Thân, Tỵ, Hợi có sa, tức là sinh, tiết khí.
Theo
phép xem các sơn, sa đằng trước, phía sau, bên tả, bên hữu, cần yếu là cái cung
vị có sơn sa ứng đối diện tiền. Hễ sơn, sa ứng gần thì phát mau chóng, còn ở xa
thì ứng chậm trễ.
2. Luận thủy, hướng:
Huyền không ngũ hành:
Bính,
Đinh, Ất, Dậu thuộc Hỏa;
Càn, Khôn,
Mão, Ngọ thuộc Kim;
Hợi, Quý,
Cấn, Giáp thuộc Mộc;
Tuất,
Canh, Sửu, Mùi thuộc Thổ;
Tý, Dần,
Thìn, Tốn, Tỵ, Tân, Thân, Nhâm thuộc Thủy;
Huyền không ngũ hành để
tính thủy khẩu, hễ hướng thủy khẩu sinh nhập hay khắc nhập hành của hướng huyệt
thì cát.
Chú
giải:
- Vòng trong là địa bàn chính châm, mầu sắc
theo âm, dương long;
- Vòng ngoài là thiên bàn phùng châm, mầu sắc
theo Huyền không ngũ hành dùng để nạp thủy;
Có
câu: "Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài" hay "Họa phúc do long,
tiền tài do thủy".
Sa chân chính, vuông vắn thì
nhân đinh tương bình, thấy nghiêng ngả, lệch lạc thì biết là siềm nịnh, thấp
kém thì sinh người hạ tiện; nhu loạn thì sinh dâm ô; thấy sơn sa đơn bạc thì
nghèo hèn; tú mỹ thì biết là nhân từ; uy vũ thì đấu tranh quả quyết…
Thủy
ôm ấp, trong sạch, êm dịu, ngưng tụ là tốt. Chảy xiết, trực xung là hung…
NB, ngày 11/10/2016